Cửa thép vân gỗ là sản phẩm khá được người dân hiện tại ưa chuộng. Để lắp đặt hay đặt mua sản cửa thép vân gỗ bạn cần biết chính xác được kích thước của cửa. Vì thế bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để đo lường cửa thép vân gỗ một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Hãy theo chúng tôi tìm hiểu Cách Đo Khảo Sát Cửa Thép Vân Gỗ.
Chuẩn Bị Dụng Cụ Đo Cửa Thép Vân Gỗ
Khác với những dòng nội thất khác, cửa luôn là một trong những sản phẩm khi đặt mua bạn cần phải cung cấp chính xác về số đo, kích thước đến từng milimet cho đơn vị cung cấp. Chính vì thế, để cho công việc đo đạc cửa thép vân gỗ được chuẩn xác thì bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết.
Những dụng cụ đó là: Giấy bút để ghi chép, thước dây chuẩn về độ chia, bút mực hoặc phấn vẽ, thang/ghế cao để với tới những phần bên trên cửa để có thể lấy được số đo một cách chính xác.
Các Bước Chuẩn Đo Đạc Cửa Thép Vân Gỗ
Bước 1: Xác định kích thước thông thủy của cửa (Đã trát hoàn thiện, xác định được cốt nền hoặc xác định được kích thước sau khi trát hoàn thiện)
+ Chiều rộng: Tiến hành đo 3 điểm tại 3 vị trí trên, giữa, dưới lấy kích thước nhỏ nhất rồi trừ 10 mm.
+ Chiều cao: Cũng tiền hành đo 3 điểm rồi lấy kích thước nhỏ nhất làm chuẩn rồi trừ đi 5 mm.
(Nếu trường hợp có sự sai lệch quá lớn thì lấy kích thước chiều rộng (chiều cao) nhỏ nhất.
+ Độ dầy tường: Độ dày tường xác định chúng ta sẽ sử dụng loại khung bao cửa như thế nào cho phù hợp.
Lưu ý: Độ rộng cửa tường + với loại cửa ( mở trong hay mở ngoài) có thể sẽ ảnh hưởng tới độ mở rộng của cánh.
Ví dụ:
Tường dày 130 -135 (mm): Với loại tường này chúng ta chỉ sử dụng được loại khuôn đơn 130 mm
Tường dày 230 mm trở lên: Với loại tường này còn tùy và loại vị trí cửa ( cửa thông phòng, cửa ban công, hoặc cửa chính) mà
chúng ta lựa chọn loại khung cho phù hợp.
Bước 2: Xác định thuộc loại của nào ?
+ Loại cửa (Cửa đi chính, Cửa đi thông phòng, Cửa đi ban công, hay cửa sổ…..)
+ Thuộc loại mở trong hay cửa mở ngoài
+ Chiều mở của cửa sang trái hay sang phải
+ Mẫu huỳnh cánh, mẫu khung bao
+ Cửa có bậu hay không có bậu.
+ Màu sắc của cửa
+ Loại phụ kiện sử dụng (khóa)…
Bước 3: Sau khi xác định được các thông số ( kích thước, loại cửa, chiều mở…). Tiến hành báo về nhà máy sản xuất.
Để giảm thiểu rủi ro, nhân viên đo đạc cần có xác nhận với gia chủ hoặc gia chủ xác nhận với xây dựng để tránh việc kích thước sẽ có thay đổi so với thực tế vì nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan.
Các Thuật Ngữ Để Đo Cửa Mà Bạn Nên Biết
Trước khi mua hoặc sửa những cánh cửa ngôi nhà, bạn cần đo đạc và tính toán chuẩn chỉnh nhất. Tuy nhiên, đo như thế nào và đo ra sao thì nhiều người vẫn chưa hiểu hết. Vì thế, các thợ xây dựng và những người trong ngành chia kích thước cửa thành 2 loại, gồm kích thước thông thủy và kích thước ô chờ.
Kích thước ô chờ: Kích thước ô chờ, hay tên gọi khác là kích thước phủ bì, là khoảng không gian giữa các mép sau khi chát hoàn thiện, tức là khoảng không gian để lắp cửa có khuôn.
Cách tính kích thước ô chờ như sau:
Chiều cao ô chờ: Dùng thước đo từ mép sàn đến tới mép trên của ô cửa. Hoặc nếu bạn đã biết kích thước thông thủy thì tính theo công thức sau:
Chiều cao ô chờ = chiều cao thông thủy + chiều dày khuôn cửa
Chiều rộng ô chờ: Dùng thước đo từ 2 mép 2 bên cửa hoặc có thể suy ra từ kích thước thông thủy theo công thức sau:
Chiều rộng ô chờ = chiều rộng thông thủy + 2. chiều dày khuôn cửa
Chiều dày khuôn là cố định, thường được các nhà sản xuất cửa cung cấp. Thông thường chiều dày của khuôn cửa gỗ là 6cm, cửa thép vân gỗ là 5cm.
Kích thước thông thủy: Kích thước thông thủy, hay có tên gọi khác là kích thước lỗ ban, lọt sáng, lọt gió… theo âm hán việt thì có nghĩa là dòng nước chảy qua mà không bị cản lại.
Kích thước thông thủy được tính từ 2 mép khuôn đối diện của cửa. Tức là theo cách đo như sau:
Chiều cao thông thủy: là khoảng cách từ mép khuôn trên đến mặt sàn.
Chiều rộng thông thủy: là khoảng cách từ 2 mép khuôn bên cạnh.
Đối với những cánh cửa có mái vòm thì chiều cao thông thủy được tính đến phẩn đỉnh vòm. Còn đối với cánh cửa có ô thoáng kính bên trên, thì kích thước thông thủy chỉ tính đến phần khung có cánh cửa mở được, tức không tính phần ô thoáng kính.
Trên đây là Cách Đo Khảo Sát Cửa Thép Vân Gỗ để quý khách có thể hiểu rõ hơn về quy trình đo đạc và lắp đặt. Sẽ giúp cho anh em kỹ thuật và gia chủ khi muốn lắp đặt dòng cửa thép vân gỗ cũng như cửa chống cháy.
Địa Chỉ Phân Phối Cửa Thép Vân Gỗ Chính Hãng:
Công Ty TNHH Dasdoor Việt Nam:
VPGD : Số 12F – Ngõ 1 – Tổ dân phố Hà Trì 1 – Phường Hà Cầu – Quận Hà Đông – Hà Nội
Showroom : Số 43 – Liền kề 12 – KĐT Xa La – Phường Phúc La – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website: www.dasdoor.vn
Email : dasdoor.vn@gmail.com
Fanpage : https://www.facebook.com/dasdoor.vn
Hotline : 0708.833.336 – 0768.955.556